Thông tin với ICTnews vào tối ngày 16/7, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet (ISP) tại Việt Nam đã cho biết, công tác khắc phục sự cố trên tuyến cáp biển AAG cơ bản được hoàn thành, các kênh truyền trên tuyến đã được khôi phục.
Như vậy, đến thời điểm hiện tại, lưu lượng kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế được khôi phục hoàn toàn, với cả 5 tuyến cáp biển đang hoạt động bình thường.
Tuy nhiên, đại diện ISP cũng thông tin thêm, việc sửa chữa tuyến cáp biển AAG vẫn còn một bước nữa cần hoàn tất, đó là cấu hình nguồn. Dự kiến, việc này được thực hiện từ 23h ngày 25/7 đến khoảng 4h ngày 26/7. Trong khoảng 5 giờ thực hiện cấu hình nguồn, dịch vụ trên tuyến AAG sẽ bị gián đoạn.
Tuyến cáp quang biển AAG có chiều dài 20.191 km, kết nối trực tiếp khu vực Đông Nam Á với Mỹ. Được đưa vào khai thác, sử dụng kể từ tháng 11/2009, cáp AAG đi qua Malaysia, Singapore, Thái Lan, Việt Nam (nhánh cáp rẽ vào Việt Nam dài 314km, điểm cập bờ tại Vũng Tàu), Brunei, Hong Kong (Trung Quốc), Philippines và Hoa Kỳ (Guam, Hawaii và California).
Trong hơn 11 năm được đưa vào sử dụng, tuyến cáp biển AAG thường xuyên gặp sự cố, phải bảo trì, sửa chữa. Dẫu vậy, theo đánh giá của các chuyên gia, cho đến nay AAG vẫn là tuyến cáp biển đóng vai trò quan trọng, chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng dung lượng kết nối Internet Việt Nam đi quốc tế.
Lần gần đây nhất, tuyến cáp quang biển AAG gặp sự cố vào 5h40 ngày 22/6 trên nhánh S1H, với vị trí cáp lỗi cách trạm cập bờ Vũng Tàu khoảng 102 km. Sự cố gây ảnh hưởng kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế hướng Singapore và Hong Kong (Trung Quốc), với mức độ ảnh hưởng theo ước tính của đại diện một ISP là dưới 15% tổng dung lượng.
Sự cố xảy ra ngày 22/6 trên tuyến cáp biển AAG bắt đầu được khắc phục từ ngày 2/7. Tuy nhiên, trong quá trình sửa, đơn vị quản lý tuyến cáp đã phát hiện thêm một lỗi mới gần vị trí AAG gặp sự cố. Vì thế, lịch sửa tuyến cáp AAG đã được điều chỉnh, kéo dài thêm 10 ngày đến 17/7, thay vì hoàn thành công tác sửa chữa vào ngày 7/7 như kế hoạch đã công bố trước đó.
Vân Anh
Sáng nay, 12/7 sự cố xảy ra ngày 25/5 trên tuyến cáp quang biển AAE-1 đã được sửa xong, khôi phục hoàn toàn dung lượng trên tuyến. Trong khi đó, dự kiến phải đến ngày 17/7 lỗi thứ hai trên tuyến cáp AAG mới được khắc phục xong.
" alt=""/>Cáp quang biển AAG đã được sửa xongTheo nghiên cứu năm 2015 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong 100 cặp vợ chồng có 5 cặp tử vong vì "ung thư vợ chồng".
Thói quen ăn uống chung, sự gần gũi khiến các cặp vợ chồng dễ mắc bệnh giống nhau. Ảnh minh họa: Insider
Rõ ràng vợ và chồng không có quan hệ huyết thống, vậy nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng “ung thư vợ chồng”?
Các chuyên gia cho rằng, lý do chính là các đôi sống chung có cùng thói quen ăn uống, cùng sống trong một môi trường. Ngoài ra, một số bệnh có thể lây lan qua những hành vi thân mật.
Dưới đây là 4 loại ung thư dễ xuất hiện ở cả hai vợ chồng:
1. Ung thư phổi
Thuốc lá có thể là nguyên nhân gây ra nhiều loại ung thư, liên quan mật thiết nhất là ung thư phổi. Có đến 70 loại chất gây ung thư được sản sinh khi đốt một điếu thuốc. Thời gian hút càng dài, số lượng thuốc càng nhiều thì nguy cơ mắc bệnh càng cao.
Nếu chồng hoặc vợ hút thuốc, người còn lại sẽ hít phải khói thuốc có chứa chất gây ung thư. Cùng chung sống thời gian dài trong môi trường có khói thuốc lá, nghiễm nhiên cả hai vợ chồng đều có khả năng mắc ung thư phổi.
Ngoài ra, môi trường sống chung không trong lành cũng là một trong những yếu tố nguy hại, như khói bếp, hóa chất còn sót lại trong quá trình trang trí nhà, ô nhiễm không khí. Tất cả đều có thể trở thành nguyên nhân gây ra ung thư phổi.
2. Ung thư gan
Tỷ lệ mắc viêm gan B và viêm gan C ngày càng tăng cao, viêm gan do virus có thể lây lan qua sinh hoạt tình dục, sử dụng chung các vật dụng cá nhân có tiếp xúc với máu.
Nếu mắc viêm gan B mạn tính trong một thời gian dài và không được điều trị khoa học, các tế bào gan sẽ bị tổn thương, làm tăng nguy cơ xơ gan và ung thư gan.
Cùng ăn những loại thực phẩm giàu chất béo, mặn dễ khiến người cùng gia đình mắc bệnh dạ dày, đường ruột. Ảnh minh họa: Food Navigator
3. Ung thư dạ dày
Có hai yếu tố chính gây ung thư dạ dày ở một cặp vợ chồng. Yếu tố phổ biến nhất là thói quen ăn uống. Ví dụ, cả hai vợ chồng đều thích ăn đồ nhiều muối, chiên, nướng, chế biến sẵn. Trong những thực phẩm này có chứa chất gây hại cho dạ dày, chất gây ung thư như nitrosamine, benzobenzene, acrylamide.
Yếu tố thứ hai là sự lây truyền của vi khuẩn HP. Nếu một trong hai vợ chồng bị nhiễm vi khuẩn này và ăn uống chung, vi khuẩn sẽ truyền từ người nhiễm sang cho đối phương.
4. Ung thư ruột
Những yếu tố gây ung thư ruột trên cả hai vợ chồng tương tự như ung thư dạ dày, liên quan đến thói quen ăn uống kém chất lượng. Ăn một lượng lớn thịt đỏ hoặc thực phẩm nhiều dầu, lượng muối cao trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe đường ruột.
Sử dụng lâu dài thực phẩm nhiều dầu mỡ, khó tiêu làm tăng gánh nặng đường ruột, gây ra các vấn đề như táo bón và béo phì.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa một trong hai vợ chồng bị ung thư, người kia cũng sẽ mắc ngay bởi thể chất, khả năng miễn dịch, gene... của mỗi người là khác nhau.
Tuy nhiên, mọi người không nên chủ quan trong việc phòng chống ung thư. Việc kiểm tra sức khỏe, tầm soát ung thư thường xuyên là điều cần thiết để có thể phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn trong cơ thể.
Hương Trần (Theo Aboluowang)
Những bệnh về gan luôn trở nên nặng hơn một cách âm thầm và khó phát hiện, vì thế, bác sĩ khuyên chúng ta đi kiểm tra sức khỏe khi gặp phải 4 triệu chứng dưới đây.
" alt=""/>Các loại ung thư vợ chồng dễ mắc giống nhau